A - Tuần 1 & 2: Cô làm quen, quan sát trẻ để tìm hiểu thói quen, sở thích, mặt tích cực và những khó khăn của trẻ. (mỗi ngày các cô đều ghi nhật ký trong ngày cho trẻ).
B – Trường tiến hành làm test Pep3 cho trẻ (nhà trường sẽ thông báo cho phụ huynh ngày làm bài test pep3 ).
Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt đang lượng giá cho một học sinh của trường
Việc làm bài test phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cụ thể của từng trẻ, nếu trẻ chưa hợp tác thì sẽ không đo được (có trường hợp phải sau 4 – 5 tháng vào trường mới đo được pep3 cho trẻ).
Kết quả lượng giá lần 1 và 2 của 1 học sinh
- Vùng màu vàng là vùng đã biết.
-Vùng màu xanh là vùng trẻ trả lời đúng một phần. Vùng này sẽ là vùng học tập, trường sẽ xây dựng can thiệp để trở thàng vùng đã biết.
-Vùng màu đỏ là vùng xa trẻ chưa trả lời được."
Mục đính của test pep3:
- Xác định tuổi trí tuệ của bé.
- Đánh giá khả năng của trẻ ở các lĩnh vực: Bắt chước, nhận thức giác quan, vận động tinh, vận động thô, phối hợp mắt tay, kỹ năng tư duy, ngôn ngữ,.. từ đó sẽ có kế hoạch giáo dục phù hợp cho từng trẻ.
Mỗi năm đo pep3 cho bé 3 lần, vào đầu năm, cuối học kỳ I, và cuối học kỳ II để đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi giai đoạn học tập.
C – Mỗi ngày các cô sẽ trao đổi cụ thể với phụ huynh tình hình của trẻ khi ở trường và những bài tập cần tập thêm cho trẻ khi về nhà. Ngoài ra, trường sẽ thông qua sổ liên lạc để đánh giá các mức độ phát triển của trẻ hàng tháng.
D – Thời gian biểu hoạt động của bé trong ngày:
- Đón trẻ: 7hoo – 7h30
- Thể dục buổi sáng: 7h30 – 8h00.
- Giờ học: 8h00 – 10h00, chiều từ 14h15 – 15h00 (phương pháp gồm học tiết cá nhân kết hợp tâm vận động, âm ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu).
- Ăn trưa: 10h45 – 11h30, Ngủ trưa: 11h30 – 14h00
- Ăn xế: 15h00 – 15h30
- Chơi tự do ngoài trời, trả trẻ: 15h30 – 16h30.