DANH MỤC TIN TỨC
Giao tiếp trẻ từ 4 tháng đến 36 tháng
CỘT MÓC XÃ HỘI, CẢM XÚC VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ
TỪ 4 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG
Stanley I.Greenspan,MD
Barry M. Prizant, ph.D., CCC - SLP
Amy Wetherby,ph. D . , CCC – SLP
Những cột mốc trong bảng này rất quan trọng cho sự phát triển hành vi và học tập của trẻ. Trong khi mỗi trẻ phát triển khác nhau, một vài sự khác biệt này có thể cho thấy sự chậm trễ và một số khác có thể nguyên nhân cho những lo lắng lớn hơn. Những cột mốc sau đây cung cấp những hướng dẫn quan trong cho việc theo dõi sự phát triển sức khỏe của trẻ từ 4 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Những cột mốc này không được dùng để thay thế cho việc tầm soát, nhưng được dùng cho những điểm thảo luận giữa cha mẹ và bác sĩ trong mỗi lần khám. Nếu trẻ không có những kỹ năng được liệt kê – hoặc mất bất kỳ kỹ năng nào ở bất kỳ độ tuổi nào – hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết điều đó.
Trẻ 4 tháng tuổi có thể :
- Theo dõi và phản ứng đối với những màu sáng, cử động và đồ vật
- Hướng về phía âm thanh
- Thể hiện sự hứng thú khi nhìn gương mặt người
- Mỉm cười khi bạn cười với trẻ
Trẻ 6 tháng tuổi có thể :
- Quan hệ với bạn trong niềm vui thật sự
- Thường mỉm cười khi chơi với bạn
- Thì thầm hoặc bập bẹ khi hạnh phúc
- Khóc khi không hạnh phúc
Trẻ từ 9 tháng tuổi có thể :
- Mỉm cười và cười lớn khi bạn nhìn trẻ
- Trao đổi qua lại với bạn với nụ cười, gương mặt yêu thương và những biểu hiện khác
- Trao đổi âm thanh qua lại với bạn
- Trao đổi cử chỉ qua lại với bạn, chẳng hạn như đưa, lấy và chạm tới
Trẻ 12 tháng tuổi có thể :
- Sử dụng một vài cử chỉ, từ cử chỉ này sang cử chỉ khác, để thỏa mãn như cầu như cho, chỉ, với tới, vẫy tay và chỉ bằng ngón trỏ
- Chơi ú òa và những trò chơi xã hội khác
- Tạo ra những âm thanh “ ma”, “ba”, “ na”, “da”, “ga”
- Quay lại khi được gọi tên
Trẻ từ 15 tháng tuổi có thể :
- Trao đổi qua lại với bạn bằng nụ cười, âm thanh và cử chỉ cùng một lúc
- Dùng ngón trỏ để chỉ hoặc cử chỉ khác để kéo sự chú ý đến điều trẻ quan tâm
- Dùng những âm thanh khác nhau để yêu cầu và gây sự chú ý với những vật mà trẻ hứng thú
Sử dụng và hiểu ít nhất 3 từ, như là “mama”, “dada”, “lọ”, “ bái bai”
Trẻ từ 18 tháng tuổi có thể :
- Sử dụng nhiều cử chỉ với từ ngữ khi yêu cầu như là chỉ hoặc trò chuyện với bạn bằng tay và nói “ muốn nước”
- Sử dụng ít nhất 4 phụ âm khác nhau trong lúc bập bẹ hoặc nói từ ngữ, như là m,n,p,b,t và d
- Sử dụng và hiểu ít nhất 10 từ
- Trẻ biết tên của những người thân hoặc những bộ phận cơ thể bằng cách chỉ hoặc nhìn về phía họ hoặc gọi tên họ
- Chơi trò chơi giả bộ đơn giản như cho búp bê hoặc thú nhồi bông ăn và thu hút sự chú ý của bạn bằng cách nhìn bạn
Trẻ 24 tháng tuổi có thể :
- Chơi giả bộ với bạn với nhiều hơn một hành động như là cho búp bê ăn và sau đó cho búp bê đi ngủ
- Sử dụng và hiểu ít nhất 50 từ
- Sử dụng từ đôi ( không bắt trước hoặc lặp lại) và có ý nghĩa như “muốn nước”
- Quan tâm đến trẻ cùng tuổi và thể hiện sự hứng thú khi chơi với chúng, có thể đưa trò chơi cho trẻ khác
- Tìm kiếm những đồ vật quen thuộc ngoài tầm nhìn khi được hỏi
Trẻ từ 36 tháng tuổi có thể :
- Thích chơi giả bộ với những nhân vật có tính cách khác nhau hoặc trò chuyện với búp bê hoặc những nhân vật hành động
- Thích chơi với trẻ cùng tuổi, có thể biểu hiện và nói với trẻ khác về một đồ chơi yêu thích
- Sử dụng những suy nghĩ và hành động trong lời nói và trò chơi theo cách có ý nghĩ như là “buồn ngủ, đi ngủ” và “ em bé đói bụng, bú sữa”
- Trả lời câu hỏi “ cái gì “ , “ ở đâu”, “ ai “ một cách dễ dàng
- Nói chuyện về những sở thích và cảm xúc, về quá khứ và tương lai
Những dấu hiệu báo động đỏ :
Nếu trẻ của bạn thể hiện bất cứ biểu hiện nào, hãy yêu cầu bác sĩ hoặc những người có chuyên môn đánh giá ngay lặp tức :
- Không cười lớn hoặc có nhũng cử chỉ thân thiện, hứng thú từ 6 tháng tuổi.
- Không chia sẻ âm thanh, nụ cười qua lại hoặc cảm xúc trên gương mặt từ 9 tháng hoặc sau đó.
- Không bập bẹ lúc 12 tháng.
- Không trao đổi cử chỉ như là chỉ bằng ngón trỏ, với tới hoặc vẫy tay lúc 12 tháng tuổi.
- Không nói từ đơn lúc 16 tháng tuổi.
- Không nói từ đôi có nghĩa lúc 24 tháng tuổi (bắt trước hoặc lặp lại).
- Mất ngôn ngữ hoặc bập bẹ hoặc những kỹ năng xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
DANH MỤC TIN TỨC
Chuyên mục chuyên môn
HỒ SƠ NHẬP HỌC CƠ SỞ 3
22/04/2022
SỔ TAY TRẺ TỰ KỶ CỦA BÁC SĨ
22/04/2022
VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU” Ở TT KHAI TRÍ.
22/04/2022
TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
22/04/2022
HÃY CÙNG CHIA SẺ VỚI CÁC GĐ TRẺ TỰ KỶ
22/04/2022
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP VÀ ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ TỰ KỶ
22/04/2022
TỰ KỶ NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
22/04/2022
Bài viết liên quan
Nhỏ to Tâm sự với phụ huynh
23/04/2022
Khi mới vào nghề giáo viên chuyên biệt, trong lòng tôi dâng trào niềm cảm xúc và nhiệt huyết với quyết tâm sẽ đem hết...
Giao lưu trực tuyến chăm sóc trẻ tự kỷ
23/04/2022
Trẻ tự kỷ đang là nỗi lo của nhiều gia đình. Việc phát hiện trẻ mắc tự kỷ cũng ngày càng nhiều hơn. Phải chăng...
Chế độ ăn uống cho trẻ tự kỉ
23/04/2022
Tự kỷ là một thực trạng ảnh hưởng đến gần 1 trong 1.000 ca sinh trên toàn quốc(Usa) và các rối loạn thần kinh có...